Thống kê truy cập
Hôm nay : 1
Tháng 04 : 85
Năm 2024 : 633
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

VẬN DỤNG HỌC THUYẾT CHỮ “NHÂN” CỦA KHỔNG TỬ DƯỚI GỌC NHÌN CỦA DẠY HỌC VĂN HIỆN ĐẠI

     Khổng Tử tên là Khâu, tên chữ là Trọng Ni, sinh ra ở nước Lỗ, tổ tiên là quý tộc nước Tống, cha làm quan nước Châu. Ông là người ham học, thích thi, thư, lễ, nhạc.. đời trước.

     Khổng Tử tên là Khâu, tên chữ là Trọng Ni, sinh ra ở nước Lỗ, tổ tiên là quý tộc nước Tống, cha làm quan nước Châu. Ông là người ham học, thích thi, thư, lễ, nhạc.. đời trước. Ông là người đầu tiên mở nền tư học và là người khai sinh ra một nền tư tưởng. Học trò của ông đông, có đến 3000 người, trong số đó có đến 72 người nổi tiếng và được thờ cùng Khổng Tử. Khổng Tử là một nhà tư tưởng lớn, học thuyết của ông được ảnh hưởng tới rất nhiều nước trên thế giới, không chỉ ở khu vực Đông Nam Á mà ngày nay còn ảnh hưởng sang cả một số nước Châu Âu. Một trong học thuyết nổi tiếng của Khổng Tử phải nói đến học thuyết chữ “Nhân” của ông. Ở bài viết này, người viết muốn nói đến học thuyết chữ “Nhân” của KHổng Tử dưới góc nhìn của dạy học văn hiện đại.

 “Nhân” là hạt nhân trung tâm của học thuyết của Khổng Tử. Trong Luận Ngữ, Khổng Tử có nói đến chữ “Nhân” 104 lần, “Nhân” là lý tưởng đạo đức cao nhất sau chữ “Thánh”. Trong sự phát triển của học thuyết Nho gia, chữ “Nhân” có hai nghĩa:

 Một là kính nhường, yêu cha mẹ, tôn thờ vua, không làm loạn, không bè đảng. Nội dung chữ “Nhân” này là nội dung bảo thủ, muốn con người làm những nhiệm vụ mà lễ bắt nó phải làm, quan hệ người người là quan hệ ở lễ.      

 Hai là “Nhân” có nghĩa là giết kẻ vô đạo, coi dân như con, là có công ơn với dân. Ở đây chữ nhân có nội dung tiến bộ hơn, đòi hỏi quan hệ người – người được đặt trong một mối quan hệ khác với lễ, đòi hỏi quyến được thừa nhận là con người. Nội dung tứ hai này là kết quả đấu tranh của tầng lớp quốc nhân cho thân phận của họ.

   Điều đặc biệt là trong cuộc đời dạy học của mình, Khổng Tử đã dùng chữ “Nhân” để giảng giải cho học trò của mình rất nhiều, nhưng chưa bao giờ ông đưa ta một khái niệm “Nhân” cố định. Tùy từng học trò, tùy từng trường hợp mà ông định nghĩa nhân là gì. Có lần ông nói “Nhân là khắc kỷ phục lễ”, lần khác học trò hỏi về nhân, ông lại bảo nhân là trung thứ, có lần học trò của Khổng Tử hỏi, tài có phải là nhân? Người học trò này rất tài, thì  Khổng Tử trả lời “ Có tài chưa chắc đã phải là nhân”. Trong số học trò của Khổng Tử, có một người tính tình ôn nhu, Khổng Tử lại giảng: “dũng” mới là nhân… Như vậy từ học thuyết chữ nhân của Khổng Tử, ta dễ dàng nhận thấy:

  Thứ nhất: học thuyết chữ nhân không ngừng được mở rộng và phát triển trên nền tư tưởng khởi nguyên của nó. Điều đáng lưu ý là sự phát triển tư tưởng học thuyết chữ nhân của Khổng Tử là sự phát triển để phù hợp theo sự phát triển của xã hội, phù hợp với sự nhận thức của mỗi con người. Thiết nghĩ, trong dạy học văn ta cũng nên như vậy. Khi khai thác một tác phẩm văn học, ta không nên dập khuôn cách hiểu máy móc như một công thức đông cứng mà bấy lâu nay chúng ta thường mắc phải. Học sinh học văn, phân tích văn là phải học thuộc như một con vẹt... Nói đến nhân vật AQ trong tác phẩm cùng tên của nhà văn Lỗ Tấn, ta thường cho học sinh khai thác theo kiểu: nhân vật AQ là một tiếng chửi, là một tiếng chuông rung lên cảnh báo cho một nếp nghĩ cổ xưa của một thời phong kiến Trung Quốc lụi tàn.... Và dù nói gì thì nói, học sinh kiểu gì cũng vẫn phải nói được ý đó thì mới gọi là hiểu tác phẩm... Hoặc khi phân tích tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du – một tác phẩm truyện trung đại nổi tiếng của nước ta có nguồn gốc từ “Kim Vân Kiều Truyện” của Thanh Tâm Tài Nhân ở Trung Quốc cũng vậy. Học sinh bao giờ cũng ca ngợi cô Kiều - một người con hiếu thảo, bât đắc dĩ phải bán mình chuộc cha, bất đắc dĩ nàng phải trở thành kẻ phụ tình chàng Kim, trở thành gái lầu xanh…  Bao nhiêu năm nay, học sinh vẫn học Kiều như thế, vẫn đánh giá AQ như vậy, không hề có sự thay đổi nào trong khi thế giới phát triển rất xa, tư tưởng của nhân loại đang tiến đến sự công bằng. Thiết nghĩ, chúng ta nên để học sinh có những cảm nhận mới mẻ về tác phẩm AQ, học sinh có thể có những cảm nhận khác nhau về nhân vật AQ , có thể có những đánh giá khác nhau, miễn sao các em có những lập luận chặt chẽ và thuyết phục.  Nói như thế không có nghĩa là chúng ta phủ nhận cách hiểu trước kia, chúng ta bài xích suy nghĩ như đã nói ở trên, trái lại, dựa trên cách hiểu đó, ta hãy tạo cho các em một hướng mở cho trong cách đánh giá nhân vật trong tác phẩm văn học theo một thế giới quan của riêng các em, để từ đó  các em có thể phát triển năng lực tư duy sáng tạo của mình, mạnh dạn đề xuất một cách nhìn mới, một hướng tiếp cận mới. Và để làm được điều đó thì vai trò của người thày trong việc định hướng, khuyến khích những khám phá mới là điều rất cần thiết. Học văn và cảm thụ văn là một môn học xã hội, đỏi hỏi con người luôn có cái nhìn mới mẻ, phù hợp với cái nhìn của thời đại, từ đó  không chỉ có ý nghĩa hơn trong việc phát triển tư duy sáng tạo của học sinh mà còn góp phần không nhỏ vào việc bồi dưỡng giá trị nhân văn cho sự hình thành và phát triển nhân cách cho các em trong thời hiện đại là rất cần thiết, các en tự tin hơn, trưởng thành hơn không chỉ trong cảm thụ văn chương mà còn trong cuộc sống. Mặt khác còn phát huy được hứng thú trong giờ học văn để giờ học văn không còn là giờ nhồi nhét một cách thụ động. Hãy để cho các em được bước vào thế giới nghệ thuật, được trải nghiệm trong thế giới ấy một cách tích cực và có sáng tạo...

   Một ví dụ khác mà tôi muốn nói ở đây đó là tác phẩm “Truyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ. Đây là một truyện trung đại khá hay và có sức sống vững bền trong sách giáo khoa ở nước ta. Qua nhiều lần cải cách thay sách, tác phẩm này vẫn luôn xuất hiện như một tác phẩm chính được giảng dạy. Truyện kể về nhân vật người phụ nữ tên là Nguyễn Thị Thiết – vợ của một anh chàng con nhà hào phú, vốn tính đa nghi lại thêm thất học...chàng Trương đi lính, bỏ lại ở nhà người vợ trẻ cùng đứa con thơ. Vũ Thị Thiết ở nhà một lòng chung thủy,  đêm đêm nàng ta thường chỉ bóng mình trên vách mà bảo  với đứa con thơ rằng đó là chồng mình. Rồi một ngày kia, chàng Trương chở về, bế con trai ra thăm mộ mẹ, nhưng đứa bé không nhận chàng là cha, nó nói: “Cha tôi chỉ hằng đêm mới đến, mẹ tôi đi cha cũng đi, mẹ tôi ngồi cha cũng ngồi...”.  Rồi về nhà, chàng Trương nổi giận, mắng nhiếc vợ. Vũ Thị Thiết vì oan quá mà nàng tự vẫn… Từ trước tới nay, học sinh vẫn thường cảm thụ tác phẩm văn học trên theo hướng phê phán chàng Trương mà ngợi ca nàng Vũ Thị Thiết... Chàng Trương từ trước tới nay luôn bị người đời lên án và tố cáo. Còn tôi, tôi nghĩ là ngày nay cách cảm thụ đó không còn phù hợp nữa. Ca ngợi Vũ Thị Thiết vì quá yêu chồng mà nàng thành oan trái, điều này tôi không phủ nhận, nhưng mãi mãi lên án chàng Trương thì liệu cách cảm thụ như vậy còn hợp lí hay không? Tại sao ta không chiêu tuyết cho Trương Sinh, tại sao ta không định hướng cho các em cảm thụ theo một cách tiếp cận mới? Nếu ai đó chỉ một lần đặt mình vào người khác thì sự việc sẽ khác đi rất nhiều, ta hãy bước vào tác phẩm, hãy đặt mình vào nhân vật, hãy trải nghiệm... thì sẽ thế nào. Nếu bây giờ một anh chồng đi vắng, khi trở về nhà, nghe con nhỏ ngây thơ nói vậy thì sẽ ra sao? Trong khi cổ nhân chúng tôi từng có câu: “Đi hỏi già về nhà hỏi trẻ”. Nếu có nên án Trương Sinh thì ta cũng không nên nhìn nhận cực đoan như trước. Đấy cũng là một cách tiếp cận mới...

   Qua việc tìm hiểu về học thuyết chữ nhân của Khổng Tử, tôi mạo muội đưa ta một kiến giải riêng của mình, tôi tin là bài viết của tôi sẽ còn nhiều hạn chế. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của bạn đọc để bài viết của tôi được hoàn thiện hơn.

                                                                          Hà Nội tháng 11/ 2011

                                                                          Th.s: Hoàng Thị Hà

    


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Video Clip